Giải quyết ra sao khi hồ koi gặp trời mưa?

Mưa, cá koi và môi trường hồ koi.
 Đời sống của cá koi có thể gặp rủi ro sau mưa. Quá trình bảo vệ khá đơn giản, nhưng nếu không có sự chuẩn bị và đề phòng thì có thể gây tử vong cho cá và hệ sinh thái hồ koi của bạn nếu không được kiểm soát.
Tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ra mưa axit và những gì bạn có thể làm để duy trì mức độ pH tốt. Giảm thiểu rủi ro gây ra bởi sự bùng phát của vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, nấm và tập tính của cá koi khi mưa về. Đó là nội dung của Bài viết này sẽ giải thích mưa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hồ koi của bạn như thế nào khi mưa về.
 Mưa có tốt cho hồ koi của tôi không?
 Mưa có thể có lợi cho hồ koi của bạn bằng cách cung cấp nguồn nước mềm, miễn phí không có hóa chất như clo hoặc chloramine thường thấy trong nước máy. Nguồn tài nguyên “miễn phí” này thường sẽ không có hóa chất sát khuẩn độc hại nhưng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm của chính nó đối với đàn cá của bạn.
 Nếu bạn có một hồ cá koi ngoài trời, bạn có thể nhận thấy cá chết thỉnh thoảng xuất hiện sau khi trời mưa. Đây có thể là một vấn đề khó chịu và khó hiểu, nhưng có một số lý do khiến điều này xảy ra.
 Trong bài này, chúng ta sẽ khám phá một số lý do tại sao mưa lớn có thể khiến cá koi chết và đưa ra các phương pháp về cách bảo vệ cá koi của bạn khỏi tác động của mưa. Biết được điều này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc cá koi của mình tốt hơn.
Tại sao cá Koi của tôi bị bệnh hoặc chết sau khi trời mưa?
 Mưa lớn có thể là thảm họa cho hồ cá koi của bạn. Nhiều chủ hồ cá koi thức dậy sau một trận mưa lớn và phát hiện ra rằng hầu hết cá của họ đã chết một cách bí ẩn. Mặc dù không phải lúc nào cũng rõ tại sao điều này lại xảy ra, nhưng có một số nguyên nhân có thể xảy ra mà các chuyên gia về cá koi đã xác định được.
 Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến cá chết xuất hiện sau khi trời mưa.
Mưa Axit và Thay đổi pH:
– Trong nước mưa hòa tan các khí thải ô nhiễm công nghiệp như SO2, H2S, NO, NO2,..Các chất này tạo ra mưa axit có độ pH dưới 5.6 Mưa axit còn hòa tan một số kim loại nguy hiểm trong không khí khiến nước mưa thêm độc hơn. Một số tạp chất khác như bụi bẩn, hạt bụi công nghiệp.
– Chỉ số pH là một trong những sự thay đổi rõ rệt nhất trong môi trường hồ koi. Đặc biệt nếu như hồ koi của bạn ở những thành phố có mức ô nhiễm cơ giới cao hoặc có các khu công nghiệp nặng đang hoạt động. Mưa axit thường gây ra những phản ứng rõ ràng nhất khi pH trong nước mưa thường rất thấp, nhỏ hơn 5.6. So sánh chỉ số pH lý tưởng để koi phát triển là 6.5 đến 8.5.
– Hiện tượng cá chết do sốc pH không phải là điều hiếm thấy khi hứng chịu những cơn mưa có lượng nước lớn, hoặc dài ngày.
– Sự sụt giảm pH sẽ kéo theo và bắt đầu một quá trình bùng nổ các phản ứng nối tiếp nhau trong môi trường của cá.
– Những biểu hiện đầu tiên và dễ thấy khi cá gặp pH thay đổi đó là cạ mình, bơi mội cách vội vàng, không định hướng…nổi đầu trên mặt nước để lấy oxy, mang thở gấp…
Sự thay đổi nồng độ Oxy trong nước:
– Sự thay đổi xảy ra khi mưa lớn bất thường sẽ khuấy động các lớp nước ít oxy sâu hơn. Khi điều này xảy ra, nước có hàm lượng oxy thấp thường ở đáy ao sẽ nổi lên trên mặt nước. Vì cá thường được có thói quen gần bề mặt, nên việc luân chuyển có thể đột ngột khiến cá koi của bạn bị “ngâm” trong nước có hàm lượng oxy thấp mà chúng không hề biết, khiến chúng chết ngạt theo đúng nghĩa đen hoặc rơi vào tình trạng thiếu oxy, tiền đề để sức đề kháng sụt giảm.
– Nồng độ pH thay đổi theo chiều hướng giảm, khiến nhu cầu Oxy của cá tăng cao hơn khả năng cung cấp oxy của các thiêt bị trong hồ.
– PH thấp tạo điều kiện cho tảo lam phát triển, các tảo khác tàn đột ngột, cung cấp lượng lớn chất hữu cơ cho vi sinh vật hiếu khí tăng mạnh, sản sinh ra lượng CO2, Oxy giảm nhanh.
Thay đổi nhiệt độ:
– Do nhiệt độ nước mưa thấp, khi tiếp xúc với nước trong hồ sẽ tạo ra hiệu ứng đảo chiều (Nước có nhiệt độ cao sẽ lên trên và nước có nhiệt độ thấp sẽ xuống phía dưới) nhanh hơn so với bình thường. Tạo ra một sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột (sốc nhiệt). Điều này có thể gây tử vong cho cá koi vì chúng là động vật máu lạnh, biến nhiệt.. dựa vào nhiệt độ của nước để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Thay đổi độ trong của nước:
– Mưa lớn không chỉ khuấy động nước ít oxy từ đáy ao mà còn có thể khuấy động chất thải. Các chất thải này có thể khiến nước ao bị đục, và đó cũng có thể khiến cá của bạn bị căng thẳng.
– Đối với những hồ ngoài trời không được xây dựng thành hồ cao hơn so với mặt đất thì với lượng mưa lớn gây ra dòng chảy bề mặt.Dòng chảy bề mặt là khi nước mưa chảy trên mặt đất, tràn qua thành hồ, các kè đá non bộ và cuốn theo các chất ô nhiễm như phân bón, thuốc trừ sâu ( các hồ koi kết hợp cây cảnh, non bộ hay sử dụng hóa chất cho cây), bùn đất, các hóa chất khác và mầm bệnh ký sinh trùng… trước khi chảy vào hồ của bạn. Các mối nguy hại này có thể không gây chết cá ngay lập tức nhưng đó đều là sự rủi ro về nguồn bệnh sau này. Ngay cả những hồ có thành hồ khá cao nhưng vẫn nhiều khả năng bùn đất bắn vào do mưa lớn.
– Nếu không về yếu tố cảnh quan, thành hồ cao trung bình thường khoảng 45cm-60cm so với mặt bằng.
Vi Khuẩn có hại bùng phát:
– Việc rõ ràng nhất thường thấy sau mưa đó là hiện tượng cá đỏ mình, khép vây…đây là biểu hiện khá phổ biến khi cá bị nhiễm khuẩn. Nguyên nhân là số lượng vi khuẩn có hại trong hồ được nhân lên gấp nhiều lần cùng với việc xâm nhập của vi khuẩn ngoại lai có từ nước mưa…pH sụt giảm, thay đổi oxy, nhiệt độ giảm khiến cho điều kiện sống của vi khuẩn có lợi (vi sinh) ảnh hưởng, thậm chí “ sập”. Khi không còn đối thủ cạnh tranh thì vi khuẩn có hại dễ dàng chiếm ưu thế và vượt qua ngưỡng chịu đựng của cá koi. Đặc biệt một số trường hợp nhiễm vi khuẩn cấp khiến cá chết đột ngột và khá nhanh. Người chơi koi dù biết nhưng vẫn không đủ thời gian hỗ trợ.
Ký sinh trùng sinh sản và bùng phát:
– Việc thay đổi tính chất lý, hóa của môi trường hồ koi là điệu kiện thuận lợi để các loài ký sinh trùng tấn công vật chủ. Trong điều kiện vật chủ (cá koi) giảm sức đề kháng, ô nhiễm môi trường nước, các chất hữu cơ tăng khiến ký sinh trùng dễ dàng tìm thấy nguồn thức ăn để phát triển và sinh sản. Ngoài ra khi nhiệt độ mát hơn do mưa, kén, trứng…của ký sinh trùng sẽ nhận biết điều kiện thuận lợi để nở. Bên cạnh đó môi trường dẫn suất mang ký sinh trùng vào hồ như cành lá cây, bùn đất…luôn là cơ hội tốt để ký sinh trùng xâm nhập vào hồ koi của bạn.
Nấm, bệnh thứ phát và cơ hội nhưng khó chữa và phát hiện sớm.
– Là một trong năm tác nhân gây bệnh phổ biến trên cá koi ( Virus, vi khuẩn, Ký sinh trùng và Nấm). Hàng năm nấm vẫn liên tục gây thiệt hại không nhỏ đối với người chơi koi vì khả năng khó tiêu diệt triệt để cũng như khó phát hiện khi mới khởi phát. Thường khi thấy thì đã đến giai đoạn muộn hoặc quá muộn (nấm mang). Nấm phát triển thường mang tính cơ hội, khi cá bị tổn thương, suy giảm sức đề kháng nên nấm mới xâm nhập và gây bệnh. Vậy khi mưa gây ra các tác nhân làm ô nhiễm môi trường, hàm lượng hữu cơ tăng cao do tảo chết, cá bệnh vì khuẩn, ký sinh trùng, tiết nhớt…đó là lúc nấm sẽ tấn công. Trước đây Nấm ở cá koi chỉ ghi nhận vào những thời điểm nhiệt độ thấp nhưng một số loại nấm như nấm hạt vẫn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao trong mùa hè…chúng ẩn mình và chỉ đợi cơ hội để phát tán, gây bệnh.
Yếu tố sinh học và tập tính của cá koi
– Khi nào cá Koi đẻ trứng? Cá Koi thường đẻ trứng vào mùa xuân (tháng 3 đến tháng 5), khi nhiệt độ nước bắt đầu tăng lên khoảng 23oC vì cá là loài máu lạnh và quá trình trao đổi chất của chúng chậm lại trong nước mát hơn. Tuy nhiên, cá koi cũng có thể sinh sản vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu (tháng 8 đến tháng 10), khi nhiệt độ nước bắt đầu hạ nhiệt trở lại và cũng là mùa mưa ở một số khu vực Việt Nam. Vì cá nuôi trong môi trường nhân tạo, điều kiện môi trường trường có nhiều khác biệt so với tự nhiên nên chúng cũng có thể đẻ trứng nhiều lần trong năm nếu gặp điều kiện thích hợp. Và khi mưa và thời tiết khi mưa làm nhiệt độ nước giảm đáng kể, môi trường nước thay đổi ( có nước mới chảy vào)..cá bắt đầu có nhu cầu sinh sản. Các con đực sẽ phát dục nhanh và dữ dội hơn. Mặc dù có thể cá không đẻ nhưng sự phát dục của con đực như phóng tinh ra ngoài môi trường (hồ chỉ thấy mùi tanh, đục, có bọt nhưng không thấy trứng) và nguy hiểm hơn là hành động chèn ép con cái khiến đàn cá dễ dàng gặp tổn thương bên ngoài như gẫy vây bơi, trầy da, xước đầu….thậm chí nếu con cái quá nhỏ so với con đực thì có thể bị chết. Tất cả các yếu tố đó khiến cho môi trường thêm ô nhiễm và bản thân con cá cũng suy giảm sức khỏe.
Các biện pháp phòng chống bệnh cho cá koi khi trời mưa.
– Rõ ràng chúng ta đều thấy tác hại của mưa nhiều hơn là được, vậy nên nếu có thể thì xây một hệ thống mái che nhằm đảm bảo hồ koi không tiếp xúc với nước mưa là điều an toàn nhất.
– Đối với hồ koi đã có mái che thì nêm kiểm tra các vị trí mà nước mưa có thể hắt hoặc chảy vào.
– Trong trường hợp vì yếu tố cảnh quan mà không thể lắp đặt mái che, một khung mái bạt di động cũng có thể được tính đến, mặc dù không thể ngăn 100% nước mưa vào hồ nhưng cũng giảm thiểu tối đa lượng nước đủ để làm thay đổi pH trong hồ.
– Khi xây dựng hồ koi, cần đảm bảo thành hồ luôn cao hơn so với mặt đất nhằm tránh khả năng nước mưa tràn hay bắn vào hồ. Mặc dù đó cũng là sự cân nhắc khi nó ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên của cả tổng thể cảnh quan.
– Đảm bảo hệ thống thoát tràn luôn hoạt động, tránh trường hợp nước tràn hồ khiến cá đi chơi trên cạn.
– Hạn chế tối đa tán là cây vươn ra phía mặt hồ, lá cây không chỉ mang bụi bẩn mà còn gây tắc hệ thống lọc nếu quá nhiều.
– Các khu vực thành hồ cần thu gom lá cây khô, rác….
– Vệ sinh ngăn lọc khi mùa mưa về nhằm giảm các chất gây ô nhiễm như NH3/NH4, No2/No3…
– Sử dụng sủi oxy dự phòng nếu gặp những cơn mưa quá lớn.
– Thay nước và sử dụng vitamin c, điện giải, chống stress…tạt xuống hồ nếu cá có biểu hiện căng thẳng, sốc, cạ mình.
– Kiểm tra độ pH trong hồ và so sánh với kết quả thường được duy trì nhằm nắm bắt độ chênh lệnh.
– Sử dụng các loại vật liệu lọc mang tính ổn định pH.
– Test các chỉ số nước nếu thấy cần thiết như NH3/NH4, No2/No3 nhằm đánh giá và khoanh vùng nguyên nhân gây bệnh.
– Nếu cá đỏ mình, nổi gân, sau khi thay nước nên đánh một liều sát khuẩn nhằm hạn chế nồng độ vi khuẩn vượt quá chỉ số hàng ngày của hồ. Một số loại thuốc sát khuẩn cũng có tác dụng đối với Nấm.
– Trong thời điểm có mưa hoặc có khả năng mưa, nên hạn chế hòa đàn, đặc biệt các cá thể koi thường quen sống trong môi trường có mái che sẽ chịu tác động nhiều hơn với các cá thể trong hồ.
– Ngay sau những cơn mưa, nên ngừng cho cá ăn để giảm tải ô nhiễm và giữ sức cho cá. Theo dõi các phản ứng của cá để có biện pháp sử lý ký sinh trùng nếu bùng phát.
– Cung cấp vitamin cần thiết trong thức ăn nhằm tăng sức đề kháng của cá.
– Bật đèn UV liên tục nhằm ngăn vi khuẩn, nấm và tảo phát triển sau mưa.
– Đừng lo lắng nhưng cũng đừng chủ quan…Nếu như hồ của bạn quanh năm suốt tháng tồn tại dưới trời mưa thì nó vẫn cứ sẽ tồn tại như vậy nếu điều kiện ngoại cảnh không thay đổi..tuy nhiên cũng đừng nên chủ quan vì cá koi là sinh vật sống và không phải lúc nào nó cũng khỏe mạnh. Nếu thật không may khi đang ở thể trạng yếu mà gặp điều kiện xấu thì cơ hội phát bệnh cũng sẽ gặp phải.
Trên đây là một vài nhìn nhận cá nhân về các vấn đề giữa mưa và cá koi, chắc chắn sẽ có nhiều điều cần bổ sung hoặc chỉnh sửa để cho đầy đủ thêm, tuy nhiên một mình không thể biết rõ hết được nên cũng cần những ý kiến của mọi người.
Sau các bài về pH, mưa, cá koi….có lẽ nên chuyển qua chủ đề mà những ai đang mong muốn bước vào bộ môn Koi này….đó là…. Xây hồ cá koi…Với vô vàn các câu châm ngôn huyền thoại như “ Chơi koi là chơi nước” hay “ Thể tích ngăn lọc bằng 1/3 thể tích hồ”…” công suất bơm gấp 3 lần thể tích hồ”….v.v.v. Liệu những châm ngôn huyền thoại đó có thực sự đúng khi áp dụng hay có thể chỉ là một phần…?????
Mái che nước mưa cho hồ koi
Nguồn sưu tầm fb anh: Ha Phan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *