Những hạn chế khi lần đầu hoặc nhiều lần tiếp nữa khi xây hồ koi…đó là áp dụng công thức máy móc.
Quả không ngoa khi nói rằng hồ koi là một trong những thể loại tốn kém bậc nhất trong các môn chơi của hệ cá cảnh. Cùng một diện tích làm hồ, nếu bạn muốn làm rẻ nhất cũng có hoặc làm đắt nhất cũng có…Rẻ hay đắt nó không chỉ là vấn đề về chất lượng công trình, chất lượng vật liệu lọc, mà nó còn là tính tối ưu nhất trong từng đấy diện tích xây hồ để đảm bảo sau nhiều năm sử dụng, công trình này vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người chơi, cái mà nhiều người khi lần đầu làm hồ thường cảm thấy luyến tiếc với cụm từ “ giá như ngày đó”…..để bây giờ không phải ở hoàn cảnh muốn đập đi xây lại thì ngại vì bừa bộn…..mà tiếp tục chơi thì lại thấy không hài lòng, còn cứ cải tạo chắp và thì chả đi đến đâu mà chỉ thấy lãng phí….
Thế nên trước khi xây hồ koi thì đừng vội vàng, vì bản thân môn koi này không thể vội vàng, mà cần có sự cân nhắc, nhẫn nại, kỹ càng để đảm bảo tất cả những đam mê cá koi của bản thân đều có thể thể hiện ở hồ koi của mình.
Vậy nên các nguyên tắc cơ bản thường được anh em chơi koi ghi nhận như:
· Thể tích Ngăn lọc bằng 1/3 Thể tích hồ nuôi ( Hồ nuôi 12m3 thì ngăn lọc là 4m3)….
· Công suất bơm được tính là gấp 3 lần thể tích hồ nuôi (Tổng Hồ nuôi 12m3 thì công suất bơm sử dụng tối thiểu là 36m3/h)….
Sẽ không phải là tiêu chuẩn cố định, hoặc đúng đắn mà bạn phải áp dụng cho công trình hồ koi của bản mình.
Điều quan trọng nhất trước khi bắt đầu xây một hồ koi đó là: Bạn và Gia đình muốn một hồ koi như thế nào? Bạn định và sẽ đam mê koi tới đâu? và sau đó với rất nhiều thứ sau đó… mới đến Hệ Lọc và Thiết bị vận hành. Và tất nhiên, nên tìm cho mình một đơn vị làm hồ koi chuyên nghiệp, hợp đồng rõ ràng.